LỄ HỘI MIỀN BẮC

princeton-97827_1280

Mỗi dịp đầu năm, người dân lại nô nức du xuân, trẩy hội hòa mình vào không khí vui tươi của năm mới để cầu mong một năm làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

LỄ HỘI MIỀN TRUNG

san-jose-92464_1280

Những ngày đầu xuân, dải đất miền Trung và vùng Nam bộ diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc, mang không khí vui tươi. Đây là những lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

LỄ HỘI MIỀN NAM

academic-2769_1280

Các lễ hội Nam Bộ đã được hình thành và phát triển theo tiến triển hình thành và phát triển của nền kinh tế. Các lễ hội truyền thống đã gắn chặt với sinh hoạt tinh thần người dân.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

TẾT TRUNG THU Ở VIỆT NAM: NGUỒN GỐC, PHONG TỤC VÀ Ý NGHĨA

Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ.

Phong tục

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.

Các em nhỏ Làng Hữu Nghị vui Tết Trung thu. Ảnh: Nguyễn Thủy- TTXVN

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành hình các bông hoa, nặn bột làm con tôm, con cá ...

Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp, đèn cù, ông nghè đất, con thiềm thừ,... những năm gần đây còn có nhiều đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt...

Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…

Trao quà Trung thu cho trẻ em Làng Hữu Nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy- TTXVN

- Múa Sư tử (múa Lân)
Người Việt tổ chức Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà.

Đám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu Lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu Lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của Lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu Lân... Đám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.

Quây quần bên mâm cỗ Trung thu. Ảnh: Nguyễn Thủy- TTXVN

- Bánh trung thu

Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và những người thân đã khuất vào mỗi mùa trung thu.

Ăn bánh trung thu cũng là nội dung quan trọng của tết Trung Thu. Thông thường bánh trung thu có hai loại, bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.

Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng...

Và ý nghĩa

Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.

Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể đặc biệt quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ em vui Tết Trung Thu, nhất là với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Các hình thức sinh hoạt văn hóa trong đêm Trung Thu như múa Lân, rước đèn, phá cỗ trông trăng… ở làng quê cũng như thành phố đều mang dấu ấn cộng đồng, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, xã hội đối với trẻ em, thế hệ tương lai của gia đình, đất nước.

TTXVN/Thu Thủy

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

CÔ GÁI GÂY SỐC KHI MẶC VÁY CƯỚI LỘNG LẪY, CẦU HÔN BẠN TRAI NGAY BÊN NGOÀI NHÀ TÙ


Một cô gái Trung Quốc đã gây sốc khi mặc một bộ váy cưới lộng lẫy để cầu hôn bạn trai của mình ngay trước nhà tù nơi anh làm việc.

Theo Nhật báo Kinh tế Thành Đô đưa tin, sự việc xảy ra ở bên ngoài một nhà tù ở thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào hôm thứ hai vừa rồi.
Theo đó, cô gái Yuan Mingyu, 28 tuổi, làm nghề giáo viên, đã cầu hôn bạn trai của mình, anh Zhao Wanping theo một cách vô cùng đặc biệt.
Cặp đôi này đã phải sống xa nhau vì công việc, cho nên cô Mingyu đã đi từ Thành Đô đến Đạt Châu, mang theo chiếc váy cưới, nhẫn và một bó hoa để chuẩn bị cho lời ngỏ của mình. Ngoài ra, Mingyu còn chuẩn bị một băng rôn với dòng chữ hết sức cảm động: "Zhao Wanping, hãy kết hôn với em nhé!".
co gai gay soc khi mac vay cuoi long lay, cau hon ban trai ngay ben ngoai nha tu - 1
Cô gái mạnh dạn cầu hôn bạn trai theo cách rất đặc biệt.
Vì anh Wanping là một nhân viên làm việc tại nhà tù, Mingyu đã đến đây từ sớm để chờ anh tan làm và tạo nên một bất ngờ. 
Đoạn clip được một người bạn quay lại đã cho thấy, anh Wanping vô cùng bất ngờ khi thấy bạn gái mình trong bộ váy cưới. Anh cùng các đồng nghiệp đã chạy ùa ra ngoài cửa nhà tù. Đoán được sự việc sắp diễn ra, các đồng nghiệp của Wanping reo hò cổ vũ hết sức nồng nhiệt.
Rất nhiều người đi qua đường cũng đã dừng lại để chứng kiến khoảnh khắc ý nghĩa của cặp đôi. Thấy bạn gái đang run lên vì chiếc váy cưới mỏng manh dưới tiết trời mùa đông giá lạnh, anh Wanping đã cởi áo khoác của mình để mặc cho Mingyu, nhưng cô từ chối. "Tôi đã quá hạnh phúc đến nỗi quên hết cả lạnh", Mingyu nói.
Sau đó, Mingyu chính thức ngỏ lời cầu hôn bạn trai. Chẳng cần phải suy nghĩ thêm nữa, anh Wanping gật đầu đồng ý. Anh cầm chiếc nhẫn, quỳ gối xuống và đeo lên tay người bạn gái của mình.
co gai gay soc khi mac vay cuoi long lay, cau hon ban trai ngay ben ngoai nha tu - 2
Cái kết vô cùng đẹp và cảm động cho cặp đôi.
Mingyu cho biết, cô đã lên kế hoạch này từ năm ngoái và đã tự tay đi chọn váy, mua nhẫn để tạo ra điều bất ngờ cho bạn trai. Khi được hỏi cô có thấy tủi thân khi mình là người mua nhẫn chứ không phải bạn trai không, Mingyu trả lời: "Không, tại sao tôi phải tủi thân chứ. Dù là anh ấy hay tôi mua thì cũng chẳng có gì khác biệt cả".
Về phần Wanping, anh cảm thấy vô cùng xúc động và nghẹn ngào. Người đàn ông hạnh phúc nhất ngày hôm đó cho biết, Mingyu đã từng ngỏ lời với anh, nhưng vì công việc quá bận rộn nên anh chưa dám nghĩ tới chuyện kết hôn. Cho đến thời điểm này, cặp đôi đã yêu nhau được 9 năm.
Nguồn: https://eva.vn/

NHỮNG LỄ HỘI XUÂN KHÔNG THỂ BỎ QUA DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Đi hội Xuân là thú vui và là nét đẹp văn hóa của cha ông từ ngàn xưa. Có những lễ hội để tưởng nhớ cội nguồn, những lễ hội để cầu chúc may mắn, hay đơn giản để gặp gỡ giao duyên.
Lễ hội Lồng Tồng, Tuyên Quang Lễ hội Lồng Tông là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội Lồng Tồng, Tuyên Quang Lễ hội Lồng Tông là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội chùa Hương, Hà Nội Lễ hội Chùa Hương năm nay với chủ đề “Lễ hội Du lịch – Chùa Hương nét đẹp truyền thống Văn hóa Việt” sẽ chính thức khai hội vào ngày 6 tháng Giêng, và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.
Lễ hội chùa Hương, Hà Nội: Chủ đề “Lễ hội Du lịch – Chùa Hương nét đẹp truyền thống Văn hóa Việt” sẽ chính thức khai hội vào ngày 6 tháng Giêng, và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ Hội được tổ chức vào khoảng mùng 4 - mùng 6 tháng Giêng, người làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh) tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ Hội được tổ chức vào khoảng mùng 4 - mùng 6 tháng Giêng, người làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh) tưởng nhớ, tái hiện âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Hội Lim, Bắc Ninh Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vào 8h sáng, hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần cây số. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.
Hội Lim, Bắc Ninh Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vào 8h sáng, hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần cây số. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.
Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh Là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Hàng năm, tới dịp lễ hội, du khách đổ về Yên Tử (Quảng Ninh) từ sáng sớm, hăm hở leo núi để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.
Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh Là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Hàng năm, tới dịp lễ hội, du khách đổ về Yên Tử (Quảng Ninh) từ sáng sớm, hăm hở leo núi để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn Diễn ra trong khoảng mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng, lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, có lịch sử diễn ra từ thế kỷ X trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009.
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn Diễn ra trong khoảng mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng, lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, có lịch sử diễn ra từ thế kỷ X trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009.
Khai ấn Đền Trần, Nam Định Lễ hội ở đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin/mua được tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.
Khai ấn Đền Trần, Nam Định Lễ hội ở đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin/mua được tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.
Hội cầu ngư, Huế Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, cư dân Thái Dương Hạ, Thuận An lại long trọng tổ chức hội Cầu ngư. Trò diễn bủa lưới trong hội cầu ngư sẽ được tổ chức trước đình làng. Sau đó là cuộc đua thuyền trên phá của các xã lận cận. Kết thúc buổi lễ là buổi cơm thân mật giữa quan khách và dân làng ở địa phương. Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị cai canh làng là Trương Thiều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công.
Hội cầu ngư, Huế Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, cư dân Thái Dương Hạ, Thuận An lại long trọng tổ chức hội Cầu ngư. Trò diễn bủa lưới trong hội cầu ngư sẽ được tổ chức trước đình làng. Sau đó là cuộc đua thuyền trên phá của các xã lận cận. Kết thúc buổi lễ là buổi cơm thân mật giữa quan khách và dân làng ở địa phương. Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị cai canh làng là Trương Thiều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công.
Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn, Bình Định Đây là dịp tưởng nhớ công tích lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Lễ hội diễn ra từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.
Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn, Bình Định Đây là dịp tưởng nhớ công tích lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Lễ hội diễn ra từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.
Hội đua ngựa Gò Thì Thùng, Phú Yên Lễ hội được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng, tại Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An. Mặc dù tham gia đường đua là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng và kỵ sĩ là những người nông dân chân chất, nhưng vào ngày hội, du khách sẽ được chứng kiến những màn phi nước đại trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng nghìn người xem. Ngoài phần đua, lễ hội còn có các trò chơi dân gian sôi động.
Hội đua ngựa Gò Thì Thùng, Phú Yên Lễ hội được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng, tại Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An. Mặc dù tham gia đường đua là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng và kỵ sĩ là những người nông dân chân chất, nhưng vào ngày hội, du khách sẽ được chứng kiến những màn phi nước đại trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng nghìn người xem. Ngoài phần đua, lễ hội còn có các trò chơi dân gian sôi động.
Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh Hội xuân núi Bà Đen năm nay được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Du khách có thể lên chùa Bà trên núi bằng cách đi bộ hoặc hệ thống máng trượt, cáp treo. Ngoài hành hương lễ Phật đầu năm, núi Bà Đen với độ cao 968 m còn là thử thách thú vị với nhiều bạn trẻ mê chinh phục.
Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh Hội xuân núi Bà Đen năm nay được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Du khách có thể lên chùa Bà trên núi bằng cách đi bộ hoặc hệ thống máng trượt, cáp treo. Ngoài hành hương lễ Phật đầu năm, núi Bà Đen với độ cao 968 m còn là thử thách thú vị với nhiều bạn trẻ mê chinh phục.
Nguuồn: https://news.zing.vn/

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

TP HCM QUY HOẠCH ĐƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH ĐỂ LÀM DỰ ÁN KHU PHỨC HỢP NHÀ RỒNG - KHÁNH HỘI

TP.HCM quy hoạch đường Nguyễn Tất Thành để làm dự án Khu phức hợp Nhà Rồng-Khánh Hội

Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM được giao phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo phương án di dời cảng Tân Thuận khi xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.
Ngày đăng: 15-12-2017
42 lượt xem
khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội
                          Hình ảnh khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội.

Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM phải đề xuất quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với phần diện tích đất còn lại của cảng này. Xem xét điều chỉnh quy hoạch 1/2000, quy hoạch sử dụng đất và phương án sử dụng đất đối với các khu đất của cảng Sài Gòn đang quản lý thuộc phường Tân Thuận Tây, quận 7 để di dời trụ sở văn phòng làm việc của cảng Sài Gòn và đầu tư trung tâm Logistics.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cũng được giao đề xuất thành lập Ban điều phối hoạt động chung của hệ thống cảng biển để hỗ trợ về hạ tầng giao thông kết nối các cảng, bảo đảm an toàn và tránh ùn tắc giao thông, đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ du lịch. Đề xuất phương án bảo đảm an toàn, tránh ùn tắc giao thông cho các phương tiện vận tải ra vào khu cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè khi di dời các cảng tại quận 4 và quận 7 về khu vực này.

Song song với việc di dời cảng Nhà Rồng-Khánh Hội và cảng Khánh Hội, UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất phương án thực hiện dự án cảng Sài Gòn - Hiệp Phước giai đoạn 2 phục vụ cho việc di dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội.

UBND huyện Nhà Bè cần phối hợp với Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất thuộc dự án cảng Sài Gòn-Hiệp Phước giai đoạn 2 để sớm bàn giao cho Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn triển khai xây dựng cảng mới.

UBND TP.HCM vừa phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất ở để tính bồi thường, hỗ trợ của dự án Khu phức hợp Nhà Rồng-Khánh Hội, quận 4.

Được biết, dự án Khu phức hợp Nhà Rồng-Khánh Hội là nhà cao tầng chức năng hỗn hợp gồm trung tâm thương mại dịch vụ, căn hộ với 3.116 căn, biệt thự 32 căn, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo phê duyệt của UBND TP.HCM về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của tiểu khu cảng quận 4.

Địa điểm thực hiện dự án tại khu cảng Nhà Rồng-Khánh Hội là phường 12, 13 và 18 của quận 4, TP.HCM. Với diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng khoảng 31,5ha. Vị trí và ranh giới khu đất sẽ được xác định chính xác khi được giao đất chính thức.

5 VIỆC QUAN TRỌNG CẦN PHẢI LÀM KHI VỀ NHÀ MỚI


Việc chuyển đến nhà mới là một việc rất quan trọng, việc này có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới

Vì vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc và sự hứng khởi mới cho các thành viên trong gia đình của bạn, nhưng nó cũng có những lưu ý phong thủy truyền thống mà bạn cần phải nắm rõ.
Không ít người tỏ ra bối rối vì không biết khi về nhà mới cần làm gì để mang lại những điều tốt lành trong cuộc sống. Theo quan niệm dân gian, những nghi thức cần chuẩn bị trước khi dọn vào nhà là rất quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài vận và cuộc sống của gia chủ về lâu dài.

Dưới đây là 5 việc quan trọng mà bạn nhất định phải chú trọng, không thể bỏ qua:việc quan trọng phải làm khi về nhà mới
Hình ảnh tổng hợp 5 việc cần làm khi về nhà mới.

KUMHO ASIANA PLAZA – VĂN PHÒNG CHO THUÊ KẾT HỢP CĂN HỘ

Kumho Asiana Plaza là một trong những tòa nhà sở hữu vị trí văn phòng quận 1 "kim cương" cực kì đắc địa.
Kumho Asiana Plaza tọa lạc tại số 39, Lê Duẩn, Quận 1, nằm trên khu đất được xem là “điểm đỏ” và là đích ngắm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ung dung nổi bật giữa trung tâm quận 1 sầm uất và hoa lệ, khu phức hợp tiện ích này gồm tòa nhà dự án văn phòng thông minh hạng A, khách sạn, dự án căn hộ và trung tâm ẩm thực với những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của người dân cư trú và làm việc tại khu này. Kumho Asiana Plaza trở thành một trong những tòa nhà sở hữu vị trí văn phòng quận 1 "kim cương" cực kì đắc địa. Có thể nói chỉ trong một bước chân, cộng đồng doanh nghiệp tại Kumho Asiana Plaza có thể tiếp cận mọi dịch vụ cao cấp nhất của quận 1: dòng sông trong xanh tuyệt đẹp, trung tâm thương mại sầm uất, cơ quan nhà nước, tổ hợp các khách sạn.

Vị trí tòa nhà:
Tòa nhà Kumho Asian Plaza có vị trí đắc địa, nằm ngay mặt tiền đường Lê Duẩn (Q.1), chỉ cách sông Sài Gòn 500m, liền kề quận 3, đối diện đài phát thanh truyền hình VTV, nằm trong khu trung tâm tài chính và giải trí của giới thượng lưu Sài Gòn, kết nối trực tiếp với các Q.2, Q.4, Q.10, Q.Bình Thạnh và Tân Bình. Không chỉ tiện lợi khi sử dụng các tiện ích mà cư dân Kumho Asiana Plaza còn dễ dàng di chuyển đến nhiều địa điểm quan trọng như: Sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực trung tâm Q.1…

bản đồ vị trí tòa nhà Kumho
Bản đồ vị trí tòa nhà Kumho Asiana Plaza.

Với quy mô 27 tầng: gồm 2 tầng thương mại dịch vụ và 24 tầng làm văn phòng cho thuê tiêu chuẩn quốc tế, cùng với 02 tầng hầm bên dưới. Đến thời điểm hiện tại, tòa nhà Kumho Asiana Plaza là một trong những tòa nhà có quy mô và chiều cao lớn nhất trong khu vực văn phòng đường Lê Duẩn.
phía trước tòa nhà Kumho
Hình chụp phía trước tòa nhà Kumho Asiana Plaza.

Văn phòng cho thuê:
Hiện nay, tòa nhà cung cấp cho thị trường văn phòng cho thuê quận 1 hơn 23.800m2 diện tích văn phòng cao cấp, diện tích cho thuê từ 48 m2 đến 2.500m2 theo thiết kế và trang trí hiện đại, sẽ mang lại lựa chọn tối ưu cho nhu cầu làm việc công ty và doanh nghiệp quốc tế. Hơn 80% không gian văn phòng có view nhìn sông từ ban công mang đến trạng thái cân bằng giữa nội thất sang trọng và không khí mát lành từ sông.
Những căn văn phòng thương mại kết hợp nhà vườn này được bài trí linh hoạt, thông minh, hạn chế diện tích phụ, tận dụng tối đa diện tích sử dụng, vừa làm thoáng không gian mặt bằng thương mại tầng một, vừa tạo ra không gian sống riêng tư tại các tầng trên.

Nếu như các tòa nhà ven sông cùng đẳng cấp tại trung tâm quận 1 đều có mức giá dao động trên dưới 35usd/m2. Thì với mức giá từ 32 USD/m2, Kumho Asiana Plaza là tòa nhà có mức giá cực kì hấp dẫn tại khu văn phòng ven sông quận 1. Theo đó, chỉ cần bỏ ra từ 40 triệu đồng là khách hàng đã sở hữu ngay văn phòng đẳng cấp rộng 55m2 tại tòa nhà.
Văn phòng cho thuê Kumho Asiana Plaza có khuôn viên rộng rãi, mặt tiền đắt giá hướng ra đại lộ Lê Duẩn. Thiết kế bên trong tòa nhà được đánh giá phù hợp với nhu cầu cho thuê văn phòng như diện tích sàn văn phòng lớn, không có cột nhằm giúp khách thuê có thể tận dụng tối đa diện tích làm việc cũng như linh hoạt trong việc thiết kế văn phòng; phần cửa kính với chức năng chống tia cực tím và chống chói giúp tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên và thân thiện với môi trường…

Trung tâm thương mại:
trung tâm thương mại Kumho Asiana Plaza
                                      Trung tâm thương mại Kumho Asiana Plaza.

Trung tâm thương mại lớn nhất khu vực rộng 25.000m2 nằm ngay ở khối đế tòa nhà. Đây sẽ là tụ điểm mua sắm, vui chơi, giải trí của giới trẻ ở khu Tây TP.HCM. Tại đây, quy tụ các Showroom trưng bày hàng hóa của các nhãn hiệu cao cấp, rạp chiếu phim, trung tâm hội nghị và yến tiệc chuẩn 5 sao…
(Địa Ốc Kim Quang nguồn tổng hợp).

12 MẸO VẶT HỮU ÍCH DÀNH CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

Một vài chiêu và thủ thuật đơn giản giúp dân văn phòng có thể thoải mái hơn tại nơi làm việc.
Ngày đăng: 20-12-2017
34 lượt xem
Đối với nhân viên văn phòng, một ngày bạn phải giải quyết rất nhiều việc, điều này có thể khiến bạn trở thành một người khó tính. Đôi khi chỉ cần gặp phải những phiền toái  dù nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến cả tuần làm việc của bạn. Hãy nghĩ mọi vấn đề đơn giản và giải quyết chúng theo cách thú vị nhất để giúp bạn có những ngày làm việc thoải mái, hiệu quả.

Nếu biết cách kết hợp các vật dụng văn phòng lại với nhau, bạn có thể cải thiện được sự nhàm chán và bức bối của công việc loanh quanh suốt ngày trong phòng lạnh. Sau đây là một vài chiêu và thủ thuật đơn giản giúp dân văn phòng có thể thoải mái hơn tại nơi làm việc. Cùng cập nhật ngay một số kinh nghiệm tại nơi làm việc nhé: 

1. Đôi khi bạn muốn nghe nhạc lớn hơn một chút trong khi đã tăng hết cỡ âm lượng của chiếc điện thoại. Đơn giản, hãy đặt nó vào một chiếc cốc nhựa và nó sẽ khuếch đại âm thanh.
2. Với 2 kẹp giấy cỡ vừa và 1 chiếc card visit, bạn sẽ có một chiếc giá để điện thoại tiện lợi và độc đáo.
3. Quấn tai nghe của bạn vào một chiếc kẹp là một mẹo tuyệt vời giúp chúng không bị rối, đồng thời dễ dàng cố định vào áo sơ mi hoặc ba lô nếu bạn đang di chuyển.
4. Nếu bạn sử dụng laptop, hãy cố định dây mạng, dây VGA hay HDMI vào góc bàn bằng kẹp. Bằng cách này, mặt bàn sẽ luôn gọn gàng, bạn cũng dễ dàng kéo ra để sử dụng và không sợ chúng trôi xuống gầm bàn.
5. Thỉnh thoảng bạn muốn đo kích thước của một hình ảnh nào đó trên màn hình? Hãy chụp lại chiếc thước ở mức tỉ lệ sao cho khi bạn mở bức ảnh full screen, nó sẽ có kích thước chuẩn xác.
6. Bàn phím của dân văn phòng sử dụng lâu sẽ bám rất nhiều bụi, vụn thức ăn, gàu, sợi tóc…Trong khi đợi kĩ thuật viên vệ sinh định kỳ bằng thiết bị chuyên dụng, bạn có thể chủ động sử dụng mặt có keo dính của giấy nhớ để loại bỏ bớt những thứ không mong muốn kia.
7. Một hộp giấy đựng trứng với kết cấu chắc chắn và thông thoáng là một giải pháp hữu ích giúp bạn tản nhiệt cho chiếc laptop của mình.
8. Nếu bạn là một người cá tính, yêu thích sự khác biệt. Hãy sử dụng băng dính có hoa văn và tạo hình cho bộ sạc hay dây cáp trên bàn làm việc của bạn nhé.

9. Tương tự, bạn có thể đặt in các icon ngộ nghĩnh để trang trí cho bàn phím.
10. Những chiếc mác gắn kèm theo các túi đồ ăn nhanh có thể được tận dụng để đánh dấu cho đống dây điện dưới gầm bàn.
11. Hãy thay thế chân bàn phím bị hỏng bằng tai của những chiếc kẹp giấy.
12. Đồng nghiệp mời bạn một ít hạt điều, đỗ tương rang, bạn có những mẫu giấy vụn, vỏ kẹo bánh lặt vặt trên bàn… Rất đơn giản, hãy lấy ra một tờ A4 để gấp một chiếc khay giấy, các vấn đề nêu trên sẽ ngay lập tức được giải quyết.
(Địa Ốc Kim Quang nguồn sưu tầm).

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

Người theo dõi

Copyright © LỄ HỘI VIỆT NAM | Powered by THUÊ VĂN PHÒNG QUẬN PHÚ NHUẬN
Design by Kim Quang Corporation - Office For Lease In Ho Chi Minh City - HOTLINE: 0946 395 665
Viet Nam | 68 Nguyen Hue Street, Ben Nghe Ward, District 1 | Website: https://chothuevanphonghcm.com/